THỢ SƠN NƯỚC QUẬN 1

Trần Đức Tiến 24/12/2023

Với đội ngũ thợ sơn hơn 10 năm kinh nghiệm .Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và thi công sơn nước với chất lượng tốt nhất . Bạn đang ở quận 1 hãy gọi Hotline cho chúng tôi để được Khảo sát , Tư vấn miễn phí .

Chúng tôi xin gửi tới quý khách hàng quy trình thi công sơn nước tham khảo

THI CÔNG SƠN TƯỜNG CŨ

Bước 1: Làm sạch bề mặt tường

Việc đầu tiên trước khi tiến hành thi công sơn tường cũ là vệ sinh bề mặt tường. Bạn có thể dùng giẻ/khăn để lau sạch bề mặt tường, đồng thời lấy hết mạng nhện cũng như bụi bẩn trên tường xuống.

Vệ sinh sạch bề mặt tường giúp quá trình thi công sơn tường cũ diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 2: Cạo lớp sơn tường cũ

Đối với các vết trên tường: Nếu bức tường cũng như các vết sơn có liên quan đến vữa, bạn cần phải cạo ra và trát lại. Nếu lớp sơn cũ không còn độ bám dính thì bạn chỉ cần xả bỏ hoàn toàn lớp sơn này.

Đối với xử lý màu sơn cũ: Không nên sơn đè trực tiếp mà hãy sơn một lớp màu trắng trước. Nếu màu sơn cũ và mới gần giống nhau thì bạn hoàn toàn có thể sơn trực tiếp lên bề mặt.

Dụng cụ để cạo lớp sơn tường cũ có thể là vật sắc dẹp (sử dụng bàn chải sắt hoặc cây sủi). Trong quá trình cạo, khi lớp sơn bong ra bạn hãy lấy bay, máy cạo hoặc chổi để gạt chúng đi, giúp cho bề mặt được sạch hơn.

Bạn không nên lớp chồng lớp sơn mới lên tường mà phải cạo sạch lớp sơn cũ trước đó.

Bước 3: Vệ sinh tường

Sau khi cạo xong lớp sơn tường nhà cũ, bạn hãy dùng giẻ/khăn để lau lại tường một lần nữa. Với bước này, bạn có thể thấy rõ các vết lõm trên tường và khắc phục được tình trạng đó.

Làm sạch tường sau khi cạo thể thấy rõ được tình trạng của tường hiện tại.

Bước 4: Sơn lót

Sơn lót có công dụng giúp chống kiếm muối hóa, đảm bảo lớp phủ đều mà và bền đẹp. Sơn lót có cách pha chế đặc biệt, tùy thuộc vào loại sơn mà bạn có thể pha loãng với nước sạch (hoặc dung môi) nhưng không quá 15% theo thể tích, và trộn đều hỗn hợp trong 3 phút.

Loại sơn này còn giúp tạo độ chắc chắn, làm tăng tuổi thọ của sơn. Vậy nên, nếu muốn “thay áo mới” cho ngôi nhà thì đừng bỏ qua bước sơn lót này nhé.

Lớp sơn lót có thể giúp lớp sơn mới lên màu đẹp và bền hơn.

Bước 5: Sơn tường

Sau bước sơn lót chúng ta sẽ tiến hành sơn tường nhà cũ với màu sơn đã chọn trước đó. Đặc biệt lưu ý trong quá trình lăn sơn bạn cần thả lỏng tay và lăn đều để màu sơn lên đẹp và đều màu.

Đối với tường đã được sơn trước đó, có nhiều trường hợp do gia chủ không thích màu sơn hiện tại nên muốn sơn lại trong khi bề mặt sơn còn đẹp. Bạn hoàn toàn có thể sơn đè lên lớp sơn hiện tại để tiết kiệm thời gian thi công sơn tường cũ.

THI CÔNG SƠN TƯỜNG MỚI

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt tường đạt chuẩn trước khi sơn

Bước này khá quan trọng bởi nó liên quan đến độ bám dính của bột bả trên tường nhà và ảnh hưởng đến cả phần sơn nước phía sau.

Tường cần khô ráo không quá ẩm, không quá khô. Bạn có thể “đo bằng mắt”, tức là dựa trên kinh nghiệm của bản thân tuy nhiên có thể không chính xác hoàn toàn. Thay vào đó, bạn hãy dùng máy đo độ ẩm chuyên nghiệp (Protimeter), đảm bảo độ ẩm tường dưới 16%.

Dùng chà nhám sơ để loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn, tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.

 

Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô nên làm ẩm bằng cách dùng Rulo lăn một nước mỏng.

Bước 2: Bả lớp 1

Dùng bột bả của Sơn Viva, trộn 1 nước với 2.5 phần bột theo thể tích, dùng máy khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo.

Dùng bàn bả, bả một lớp lên tường sau đó giữ khô 2 giờ (lưu ý bả sau khi trộn với nước phải thi công ngay trong vòng 1-2 giờ)

Bước 3: Bả lớp 2

Trước tiên, hãy làm sạch các hạt bụi bột để lớp bả sau bám tốt hơn.

Sau đó làm như bước 2. Sau 24h, dùng loại giấy nhám mịn giáp phẳng bề mặt, có thể dùng đèn chiếu sáng kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.

Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã bả, để khô 24 giờ và tiến hành sơn phủ.

Bước 4: Sơn lót

Sơn lót 1 hoặc 2 lớp, tác dụng nằm giữa tạo liên kết cho bột bả và sơn phủ hoàn thiện.

Ngoài ra, sơn lót có tác dụng giúp bề mặt trước khi sơn phủ được đồng nhất, tránh lệch màu khi sơn đồng thời giảm thiểu số lượng sơn phủ đáng kể, bề mặt sơn phủ khi có tác dụng của sơn lót sẽ bóng hơn, dễ lau chùi và chống thấm hiệu quả. 

Bước 5: Sơn phủ hoàn thiện

Dùng cọ lăn sơn hay máy phun sơn (tối thiểu 2 lớp).

Chọn riêng sơn nước nội thất và sơn nước ngoại thất cho các bề mặt tương ứng của ngôi nhà/ công trình của bạn.

Cách pha sơn nước khi thi công:

- Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích

- Các lớp sơn cách nhau từ 2-3 giờ

Share :

Viết bình luận của bạn